Bitcoin đang ngày càng thu hút sự chú ý của giới đầu tư toàn cầu kể từ khi bắt đầu được giao dịch khoảng năm 2009, một phần vì chúng dễ dàng được sử dụng trong các hoạt động giao dịch xuyên biên giới. Nhưng những sự kiện gần đây cho thấy tiền ảo bicoin tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. WSJ mới đây cho biết, Mt. GOX, sàn giao dịch tiền ảo bitcoin lớn nhất Nhật Bản có trụ sở tại Tokyo, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại tòa án.
![[Hình: mt-gox-bitcoin-protest-100247015-orig.png]](http://core0.staticworld.net/images/article/2014/02/mt-gox-bitcoin-protest-100247015-orig.png)
Người biểu tình bên ngoài văn phòng Mt. GOX tại Nhật Bản.
Hồi đầu tháng 2, các nhà đầu như rơi vào cảnh ngồi trên đống lửa khi Mt. GOX bị tấn công mạng gây nghẽn cục bộ, buộc phải ngừng mọi giao dịch rút tiền. Nhiều triệu USD bị kẹt tại sàn. Đến ngày 23/2, CEO Mark Karpeles của Mt. GOX đã phải từ chức. Ngày 25/2, Mt. GOX bất ngờ đóng cửa mà không có thông báo nào đến người chơi, trang web trống rỗng và mọi nội dung trên Twitter trước đó cũng bị xóa sạch.
Toàn bộ số tiền trị giá nhiều triệu USD của các nhà đầu tư cũng biến mất theo khiến nhiều người bắt đầu lo ngại về tính an toàn của đồng tiền điện tử. Bê bối này ngay lập tức kéo giá bitcoin đột ngột "lao dốc" 20%. Một số ít người chơi vẫn tỏ ra tin tưởng khi cho rằng họ có khả năng lấy lại tiền của mình, trong số này có những người khẳng định số Bitcoin của họ còn nằm trong Mt. GOX đáng giá hàng trăm nghìn USD.
Tại một cuộc họp báo ở Tokyo, ông Karpeles cho biết các khoản nợ ròng ngắn hạn tại Mt. GOX lên tới khoảng 6,5 tỷ JPY (~63,6 triệu USD). Ông đồng thời lên tiếng xin lỗi về sự cố gần đây vốn được cho là đã có tác động tới ít nhất một triệu người dùng trên sàn giao dịch này. Ông Karpeles cũng cho biết thêm rằng sàn giao dịch đã yêu cầu các chuyên gia tiến hành các thủ tục khiếu nại hình sự đối với vụ đánh cắp tài khoản này.
Mt. GOX là một trong những sàn giao dịch lớn nhất thế giới. Ở thời điểm đỉnh cao của mình, Mt. GOX từng kiểm soát hơn 80% giao dịch Bitcoin toàn cầu trước khi ngừng giao dịch. Giới phân tích ước tính thiệt hại từ sự cố của Mt. GOX lên tới 400 triệu USD.
Không như tiền gửi ngân hàng, Bitcoin không được một tổ chức nào bảo hiểm. Hiện không có đạo luật nào ở Nhật Bản điều chỉnh loại tiền ảo này. Trong khi tình trạng đồng bitcoin còn khá mơ hồ, các quan chức chính phủ cho biết Tokyo trước tiên sẽ quyết định bộ hay cơ quan nào sẽ giám sát các giao dịch hay các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến loại tiền ảo này.
Trên thế giới, phản ứng của giới chức các nước cũng rất trái ngược. Trong khi Đức công nhận Bitcoin là tiền tệ thì Phần Lan hay Na Uy chỉ coi đây là hàng hóa. Trung Quốc cấm các tổ chức tín dụng nước này giao dịch, bảo lãnh phát hành hay cung cấp bảo hiểm bằng Bitcoin. Còn Thái Lan và Nga cấm sử dụng tiền ảo này để mua bán. Tại Anh, mua bán Bitcoin phải chịu thuế 20%, do lo ngại nó có thể được dùng để rửa tiền và trốn thuế.
Dường như có một quy luật, người này sẩy chân lập tức xuất hiện người khác thế chỗ. Mới đây, website mua bán trực tuyến SecondMarket tại Mỹ tuyên bố đang lên kế hoạch ra mắt sàn giao dịch hỗ trợ người dùng Bitcoin, sau khi Mt. GOX – chợ Bitcoin lớn nhất thế giới ngừng hoạt động.
![[Hình: mt-gox-bitcoin-protest-100247015-orig.png]](http://core0.staticworld.net/images/article/2014/02/mt-gox-bitcoin-protest-100247015-orig.png)
Người biểu tình bên ngoài văn phòng Mt. GOX tại Nhật Bản.
Hồi đầu tháng 2, các nhà đầu như rơi vào cảnh ngồi trên đống lửa khi Mt. GOX bị tấn công mạng gây nghẽn cục bộ, buộc phải ngừng mọi giao dịch rút tiền. Nhiều triệu USD bị kẹt tại sàn. Đến ngày 23/2, CEO Mark Karpeles của Mt. GOX đã phải từ chức. Ngày 25/2, Mt. GOX bất ngờ đóng cửa mà không có thông báo nào đến người chơi, trang web trống rỗng và mọi nội dung trên Twitter trước đó cũng bị xóa sạch.
Toàn bộ số tiền trị giá nhiều triệu USD của các nhà đầu tư cũng biến mất theo khiến nhiều người bắt đầu lo ngại về tính an toàn của đồng tiền điện tử. Bê bối này ngay lập tức kéo giá bitcoin đột ngột "lao dốc" 20%. Một số ít người chơi vẫn tỏ ra tin tưởng khi cho rằng họ có khả năng lấy lại tiền của mình, trong số này có những người khẳng định số Bitcoin của họ còn nằm trong Mt. GOX đáng giá hàng trăm nghìn USD.
Tại một cuộc họp báo ở Tokyo, ông Karpeles cho biết các khoản nợ ròng ngắn hạn tại Mt. GOX lên tới khoảng 6,5 tỷ JPY (~63,6 triệu USD). Ông đồng thời lên tiếng xin lỗi về sự cố gần đây vốn được cho là đã có tác động tới ít nhất một triệu người dùng trên sàn giao dịch này. Ông Karpeles cũng cho biết thêm rằng sàn giao dịch đã yêu cầu các chuyên gia tiến hành các thủ tục khiếu nại hình sự đối với vụ đánh cắp tài khoản này.
Mt. GOX là một trong những sàn giao dịch lớn nhất thế giới. Ở thời điểm đỉnh cao của mình, Mt. GOX từng kiểm soát hơn 80% giao dịch Bitcoin toàn cầu trước khi ngừng giao dịch. Giới phân tích ước tính thiệt hại từ sự cố của Mt. GOX lên tới 400 triệu USD.
Không như tiền gửi ngân hàng, Bitcoin không được một tổ chức nào bảo hiểm. Hiện không có đạo luật nào ở Nhật Bản điều chỉnh loại tiền ảo này. Trong khi tình trạng đồng bitcoin còn khá mơ hồ, các quan chức chính phủ cho biết Tokyo trước tiên sẽ quyết định bộ hay cơ quan nào sẽ giám sát các giao dịch hay các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến loại tiền ảo này.
Trên thế giới, phản ứng của giới chức các nước cũng rất trái ngược. Trong khi Đức công nhận Bitcoin là tiền tệ thì Phần Lan hay Na Uy chỉ coi đây là hàng hóa. Trung Quốc cấm các tổ chức tín dụng nước này giao dịch, bảo lãnh phát hành hay cung cấp bảo hiểm bằng Bitcoin. Còn Thái Lan và Nga cấm sử dụng tiền ảo này để mua bán. Tại Anh, mua bán Bitcoin phải chịu thuế 20%, do lo ngại nó có thể được dùng để rửa tiền và trốn thuế.
Dường như có một quy luật, người này sẩy chân lập tức xuất hiện người khác thế chỗ. Mới đây, website mua bán trực tuyến SecondMarket tại Mỹ tuyên bố đang lên kế hoạch ra mắt sàn giao dịch hỗ trợ người dùng Bitcoin, sau khi Mt. GOX – chợ Bitcoin lớn nhất thế giới ngừng hoạt động.
Theo FW
"Sau thất bại, vấp ngã, nếu biết cách đứng lên và kiên trì làm lại, thành công vẫn luôn chờ đợi ta ở phía trước"..
